Tìm hiều về đặc điểm và công dụng của gỗ bạch đàn

 

Gỗ bạch đàn là loại gỗ lâm nghiệp được dùng phổ biến tại nước ta và được xếp vào nhóm 4. Được thực dân Pháp mang đến trồng tại nước ta những năm 50 của thế kỷ 20. Có nguồn gốc từ ÚC nên cây thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cận nhiệt nhiệt đới và gió mùa của nước ta rất tốt. Hằng năm cung cấp lượng gỗ phục vụ trong xây dựng và sản xuất sản phẩm gỗ, giấy. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về gỗ bạch đàn từ bài viết bên dưới nhé!

Đặc điểm tính chất của gỗ bạch đàn

Cây bạch đàn khá dễ nhận dạng nhờ thông qua một số đặc điểm như hình dạng lá, thân cây và màu sặc thân gỗ của cây. Trên phần thân cây luôn có những phần vỏ cây thường bong tróc thành từng mảng rất độc lạ. Lá của cây bạch đàn không có màu xanh như hầu hết các giống cây lâm nghiệp. Thường lá sẽ có màu xám xanh trắng phần mặt dưới của lá, mặt trên sẽ có màu xanh xám. Lá có hình lưỡi liềm với chiều dài từ 8 – 15cm, trong lá chứa chứa rất nhiều tinh dầu trong lá giúp điều trị một số bệnh thông thường. Chỉ cần chúng ta vo lại trong lòng bàn tay thì mùi hương của tinh dầu sẽ tỏa ra, rất nhẹ nhàng mà không quá gắt.

Xem thêm chi tiết về gỗ bạch đàn tại đây.

Gỗ cây bạch đàn


Cây bạch đàn là một trong những cây gỗ được khuyến khích trồng phổ biến tại hầu hết các vùng, mang giá trị kinh tế ổn định cho người trồng. Gỗ bạch đàn được xếp vào nhóm VI trong bảng phân loại các loại gỗ được sử dụng trong xây dựng và công nghiệp. Đặc biệt gỗ bạch đàn có khả năng chống mối mọt một cách tự nhiên nhờ vào lượng tinh dầu có trong gỗ. Thế nên chúng ta chỉ cần xử lý gỗ đơn giản là đã có thể sử dụng lâu dài.

Trọng lượng gỗ bạch đàn tương đối không quá lớn, khả năng chịu lực của gỗ cũng rất tốt. Thông thường 1m3 sẽ có trọng lượng gỗ khoảng 1,2 tấn.

Các loại gỗ bạch đàn hiện nay

Bạch đàn đỏ có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis. Loài này được trồng nhiều tại các vùng đồng bằng. Loại gỗ này có màu rất đặc biệt nên được dùng để làm những vật dụng gia dụng, đồ mỹ nghệ. Nhìn rất bắt mắt và có giá trị thẩm mỹ khá cao.

Bạch đàn trắng có tên gọi là Eu.alba. Được trồng nhiều tại các vùng ven biển. Gỗ này rất nhẹ và chắc chắn nên được dùng làm những cây chống bạch đàn trong xây dựng.

Bạch đàn xoắn có những vân gỗ hình xoắn ốc khá đẹp. Những vân gỗ đẹp cùng với kích thước to lớn nên được nhiều gia đình có điều kiện sử dụng. Dùng làm những tấm phản, ván ốp tường,…

Công dụng của gỗ bạch đàn

Cây bạch đàn được trồng nhiều tại tất cả các cùng ở nước ta nên nguồn cung gỗ bạch đàn luôn dồi dào. Đáp ứng tốt nhu cầu dùng trong xây dựng và các ngành sản xuất gỗ khác. Phần lớn các ngành công nghiệp giấy, đồ gỗ và xây dựng hiện nay đang rất ưa chuộng gỗ bạch đàn.

Thân cây bạch đàn có màu sắc bắt mắt và độ bền không bị mối mọt cắn phá nên khi dùng làm vật liệu, đồ gia dụng rất hợp lý. Chất gỗ khá cứng nên được dùng làm cừ bạch đàn và cây chống bạch đàn và cừ trong xây dựng.

Trong ngành y thì lá cây bạch đàn đóng vai trò rất quan trọng. Tinh dầu trong lá giúp điều trị một số bệnh như ho, đường hô hấp.

Kết luận

Gỗ bạch đàn là loại gỗ có nhiều ưu điểm dùng trong xây dựng và sản xuất các sản phẩm từ gỗ. Việc trồng rừng cây bạch đàn góp phần cung cấp ổn định gỗ bạch đàn và cũng bảo vệ các ngọn đồi. Trong tương lai gỗ bạch đàn sẽ được sử dụng rộng rãi hơn mang đến nhiều giá trị hơn nữa. Cừ Tràm Thái Dương mong bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu hơn 600+ kênh social entity - Cừ Tràm Thái Dương

Tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của gỗ cừ tràm

Biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm hiệu quả và tiết kiệm chi phí hàng đầu