Biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm hiệu quả và tiết kiệm chi phí hàng đầu

 Gia cố móng nền đất trước khi xây dựng bất kỳ công trình nào luôn là bước thực hiện đầu tiên. Nhất là khu vực phía Nam với nền đất yếu, hệ thống sông ngòi chằng chịt nên việc gia cố móng nền đất là vô cùng cần thiết. Để việc gia cố móng nền đất thuận tiện và tiết kiệm chi phí, nhiều người dân miền Nam lựa chọn cọc cừ tràm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp đóng cọc cừ tràm từ bài viết dưới đấy nhé!

Biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm là gì?

Biện pháp thi công đóng cọc cừ tràm là cách dùng cọc cừ tràm nhằm để gia cố nền đất yếu bên dưới phần móng của những công trình. Việc đóng cọc sâu xuống lòng đất để làm giảm độ rỗng của đất và tăng khả năng chịu tải tự nhiên cho nền. Cọc tràm được sử dụng là loại cọc tràm tươi, thân thẳng, còn nguyên vỏ và đặc biệt lỗi phải còn tươi mới chất lượng. Đường kính gốc từ 6-12cm, đường kính ngọn từ 3-5cm, kích thước chiều dài cọc cừ từ 2-5m.

Xem thêm thông tin về biện pháp thi công tại: https://cutram.vn/cay-bach-dan-nhung-dac-diem-va-cong-dung-cua-loai-cay-nay-nhu-the-nao


Theo kinh nghiệm và thực tiễn thi công trong nhiều năm thì việc đóng cọc cừ tràm thì thường đóng cọc theo mật độ tiêu chuẩn 25 cọc/m2. Thực tế theo tính toán tại các nền đất của các công trình khác nhau cho thấy rằng: ở một số trường hợp mật độ đóng cừ có thể giao động từ 16-36 cọc/m2. Mật độ cọc tràm phụ thuộc vào độ sệt và cường độ chịu tải t của đất nự nhiên mà nền tại nơi thi công có được.

Có mấy phương pháp đóng cọc

Hiện nay có duy nhất hai phương pháp đóng cọc hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong gia cố nền đất yếu. Phương pháp dùng thiết bị máy móc để thực hiện thể ép cọc xuống nền đất và phương pháp đóng cọc bằng tay hoàng thủ công.

Đóng cừ tràm bằng máy

Đóng cọc cừ tràm bằng máy là phương pháp dùng các thiết bị máy móc hỗ trợ thực hiện đóng cọc. Để thực hiện đóng cừ chúng ta cần có một chiếc xe cuốc (hay còn gọi là máy xúc) để đóng hoặc sử dụng máy rung. Và 2-3 người công nhân thực hiện đưa cọc vào vị trí cần đóng. Nguyên lý hoạt động dựa trên lực nhấn (ép) của cần trục tác động trực tiếp lên đầu cọc cừ theo phương thẳng đứng hướng từ trên

Đóng cừ tràm bằng tay

Phương pháp đóng cọc bằng tay là phương pháp hoàn toàn thủ công và không mang hiệu quả. Thực hiện thi công mất thời gian gian và tốn nhân công thực hiện thi công. Cần ít nhất từ 4-5 nhân công dùng vồ gỗ thi công, đóng cọc liên tục cho đến khi cọc cừ nằm hoàn toàn trong đất.

Mặt dù mất thời gian và tốn nhân công nhưng phương pháp này lại rất phù hợp với những công trình nằm trong các thành phố. Nơi có nhiều hẻm nhỏ mà thiết bị máy móc không thể tiếp cận, diện tích mặt sàn nhỏ khó thi công. Thế nên phương pháp đóng cừ bằng tay vẫn rất thích hợp.

Những lưu ý khi thi công đóng cọc

- Chúng ta nên đóng cọc cừ tràm tại những nơi có mực nước ngầm cao, Cừ tràm đóng ngập xuống dưới mực nước ngầm để tránh mối, mọt, kho … gây hỏng Cừ tràm trong quá trình sử dụng.

- Nên sử dụng cọc cừ tràm đối với những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.

- Nguyên tắc đóng cừ tràm lớn rồi mới đến nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng. Đóng cọc từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.

- Đảm bảo chất lượng công trình cọc cừ tràm xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.

Lời kết

Chúng ta đã biết phương pháp đóng cọc cừ tràm như thế nào và có những phương pháp nào được sử dụng hiện nay. Phương pháp đóng cọc bằng máy hay bằng tay chúng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thế nên tùy vào công trình thi công mà chúng ta chọn sử dụng cho phù hợp. Các bạn cũng nên lưu ý về thi công đóng cọc cừ tràm nhé. Cừ Tràm Thái Dương mong từ bài viết này sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc bạn thành công!

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới thiệu hơn 600+ kênh social entity - Cừ Tràm Thái Dương

Xưởng bán nguyên liệu tre trúc giá rẻ chất lượng ở Sài Gòn

Nhưng đặc điểm và ứng dụng trong thực tế của cây bạch đàn